22:08 04/03/2025 Tại Điều 20, Mục 3, Chương II, Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục”.
Theo đó, trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục có 4 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục; lãnh đạo Thanh tra Tổng cục, Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và báo cáo Tổng Cục trưởng, Cục trưởng để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
Về tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục, Điều 21 của Luật quy định: Thanh tra Tổng cục, Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục do Tổng Cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra Bộ.Tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tố Oanh
Công an thành phố bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Làm rõ 12 vụ việc liên quan đến ANTT, xử lý 744 trường hợp vi phạm TTATGT
Công an phường Vĩnh Niệm: Vận động đối tượng truy nã nguy hiểm đầu thú
Hải Phòng rực rỡ cờ hoa chào đón các ngày lễ lớn trong tháng 5 lịch sử
Lan tỏa tình yêu biển đảo, hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát biển đến với thiếu nhi thành phố Cảng
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn Hải Phòng